Giải ngố về Chuyển đổi Số

Trong hình bên dưới có 21 thuật ngữ xu hướng, nếu bạn biết hơn 10 thì có thể gọi là am hiểu, trên 15 thì là chuyên gia, còn trên 20 thì có thể bạn nên bắt phi thuyền về lại hành tinh của mình.
Mỗi năm, Gartner lại đánh giá các xu hướng công nghệ theo 2 tiêu chí chính: độ trưởng thành và kì vọng.
Xét theo góc độ “độ trưởng thành”, Gartner chia thành 5 giai đoạn: kích hoạt (innovation triggered), lên đỉnh (peak of inflated expectations), vỡ mộng (trough of disillusionment), tỉnh ngộ (slope of enlightenment), vào guồng (plateau of productivity).
Xét theo góc độ “kỳ vọng”, thì kỳ vọng sẽ có sự thay đổi tương ứng với độ trưởng thành.
– Khi ở giai đoạn kích hoạt, kỳ vọng tăng nhanh – nghĩa là ta trông chờ xu hướng đó sẽ đem lại nhiều lợi ích.
– Khi ở giai đoạn lên đỉnh, kỳ vọng cũng đạt đỉnh của nó và xuất hiện dấu hiệu giảm. Đây chính là lúc xu hướng bắt đầu chuyển từ lí thuyết hay các thực nghiệm trong phòng Lab thành các sản phẩm thực tế.
– Tuy nhiên, từ lí thuyết tới thực tế khác rất xa, và cần thời gian để hoàn thiện. Cho nên sự thất vọng của người dùng tăng lên, dẫn đến kỳ vọng cũng lao dốc. Đây chính là giai đoạn “vỡ cmn mộng”.
– Trong cơn tuyệt vọng, người ta chợt tỉnh ngộ. À há. Cách đơn giản nhất là thôi kỳ vọng và chấp nhận thực tại. Giai đoạn “tỉnh ngộ” đánh dấu một mốc quan trọng của các xu hướng. Kéo các kỳ vọng trở về đúng bản chất của nó.
– Sau khoảng thời gian sóng gió, “xu hướng” đã có thêm thời gian để hoàn thiện mình. Không cần phải chạy theo những ảo mộng, sống thực tế và cống hiến đúng khả năng của mình. Đó chính là giai đoạn “vào guồng”. Từ giai đoạn này trở đi, “xu hướng” sẽ dần không còn là xu hướng mà trở thành tất yếu và sử dụng rộng rãi.
Đấy, một xu hướng công nghệ giống như một cuộc hôn nhân mà thôi. Bắt đầu từ tình yêu nồng nàn, lên đỉnh thăng hoa, thất vọng khi nhận ra sự thật, chấp nhận (hoặc bỏ cuộc), và giai đoạn nhạt nhưng cố vẫn nuốt ?
Ngoài ra, Gartner cũng đánh giá các xu hướng theo một ma trận phụ: “lợi ích” và “thời gian trưởng thành”.
Theo “Thời gian trưởng thành”, có xu hướng cần 2-5 năm để đạt đến giai đoạn “vào guồng”, có xu hướng cần đến 5-10 năm và có những xu hướng chỉ 1-2 năm thậm chí ít hơn.
Theo “lợi ích”, thì chia làm 3 nhóm: “cao, trung bình” và “thấp”.
Ở Việt Nam, theo quan sát cá nhân, nhiều doanh nghiệp do không được trang bị đầy đủ kiến thức nên hay “bắt dao rơi” (Nôm na là một việc làm mạo hiểm), lựa chọn xu hướng/nhà cung cấp sai thời điểm trong khi đánh cược nhiều tiền bạc và công sức. Ví dụ: Kỳ vọng quá nhiều vào một giải pháp đang trong giai đoạn vỡ mộng, hay ưu tiên đầu tư mạo hiểm vào giải pháp đang trong giai đoạn “lên đỉnh” thay vì giải pháp đã “vào guồng”.
Tôi lấy 1 ví dụ, CDP là xu hướng trong giai đoạn vỡ mộng, một thời gian nữa sẽ đạt chạm đáy. Nhưng dường như ở Việt Nam nó mới trong giai đoạn lên đỉnh chứ thậm chí còn chưa đạt đỉnh. Một vài ca triển khai thất bại, hay thêm thời gian nghiên cứu để nhận ra mình đang “mua Boeing đi chợ” có lẽ sẽ giúp chúng ta tỉnh mộng sớm hơn.

2 comments

  • Percy Christiansen

    Tháng Một 25, 2018 at 9:35 sáng

    Trước đây có nhiều hiểu lầm cơ bản trong chuyển đổi số, nhờ tác giả mà giờ tôi mới nhận ra được vấn đề.

    Reply

  • Ms. Adrianna Grady I

    Tháng Một 25, 2018 at 9:35 sáng

    Cảm ơn tác giả bài viết rất nhiều về các kiến thức chuyển đổi số

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *