ConsultingTháng Bảy 30, 2021by binhnam0

Employee eXperience – Trải nghiệm nhân viên trong xu thế chuyển đổi số

Trong công ty, CIO nào cũng có thể kể vanh vách mình đang quản bao nhiêu cái máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, cấu hình ra sao, cài phần mềm gì, khi nào hết khâu hao và tình trạng hoạt động như thế nào.
Trong khi đó, con người là tài sản quý giá nhất và tiền lương là chi phí lớn nhất, nhưng chẳng bao nhiêu giám đốc nhân sự – CHRO – biết được bao nhiêu nhân viên trong công ty là xuất sắc, bao nhiêu người hài lòng với cấp trên, bao nhiêu người hiểu và làm theo văn hoá doanh nghiệp, bao nhiêu nhân viên sắp nghỉ việc…
Là một cựu chuyên gia tư vấn cấp hiệu trưởng (principal) giải pháp quản trị nhân sự của hãng, nhân viên của công ty có môi trường làm việc tốt nhất thế giới (Best work place #1 worldwide), thừa hưởng một văn hoá doanh nghiệp đáng tự hào (Ohana culture), tôi xin được viết loạt bài không liên đến CRM, chỉ liên quan đến Trải nghiệm nhân viên dưới cả góc độ giải pháp lẫn trải nghiệm thực tế.
Trải nghiệm nhân viên là một xu thế được đề cập một cách bài bản trong khoảng 6-7 năm trở lại đây, nó tác động tới trải nghiệm của nhân viên trong toàn bộ hành trình (Employee journey): từ lúc tuyển dụng, các lợi ích, quyền lợi, onboard, bắt đầu làm việc, giao KPI, đánh giá năng lực, nhân tài, học tập, thăng tiến, thậm chí tới lúc off-boarding và nghỉ hưu.
Vĩ mô hơn một chút, trải nghiệm nhân viên được cấu thành bởi 3 yếu tố: môi trường (bao gồm văn hoá doanh nghiệp, cơ sở vật chất), công việc và cảm xúc.
Mục tiêu của xu hướng này là nhân viên hạnh phúc – khách hàng hạnh phúc (happy employees happy customers), góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tăng độ sự gắn kết (retention), sử dụng năng lực nhân viên một cách hiệu quả, tăng giá trị doanh nghiệp, giảm chi phí tuyển dụng…
Xu thế đó kéo theo một loạt sự chuyển đổi trong các khái niệm: HR (Human resource) thành HCM (human capital management), từ CHRO (Chief Human resource officer) thành CPO (Chief People Officer), thêm vị trí CxO (Chief experience officer), nhiều công ty còn đưa cả giám đốc nhân sự lên nắm quyền điều hành – CEO.
Rõ ràng, Human không còn là Resource – Tài nguyên, mà phải là Capital – vốn. Vì thế, đảm bảo nhân viên cảm thấy hạnh phúc, đặt nhân viên ở trọng tâm trong trở thành một chiến lược quan trọng.
Song song với sự chuyển mình về văn hóa, quy trình nội bộ tại doanh nghiệp, các nhà cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới như Workday, Oracle, Successfactor…đều đầu tư phát triển các tính năng hỗ trợ xịn xò phục vụ định hướng EX.
Các nhà cung cấp giải pháp HR trong nước vốn đã quen phát triển phần mềm theo đặt hàng của khách hàng, không có R&D (nghiên cứu và phát triển), thiếu know-how nên dường như chỉ dừng lại ở các phân hệ tiền lương, chấm công, thông tin nhân viên nên hầu như bỏ ngỏ EX.
Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ chia trải nghiệm nhân viên thành 3 giai đoạn:
– Khởi đầu
– Thử thách và trưởng thành
– Phát triển và ra đi
Ở mỗi giai đoạn, tôi sẽ đề cập tới tính năng cụ thể của từng phân hệ, cũng như best practice trong việc xây dựng và ứng dụng một trải nghiệm nhân viên hoàn hảo.
Share

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *